Trẻ bị xước măng rô có nguy hiểm không? Cách xử lý xước măng rô ở trẻ

Trẻ bị xước măng rô khiến mẹ lo lắng. Liệu xước măng rô ở trẻ có nguy hiểm không? Trẻ bị xước măng rô là thiếu chất gì? Các biện pháp phòng tránh bé bị xước móng rô? Mời bạn đọc tham khảo qua bài viết dưới đây!

Bàn tay, ngón tay và móng tay là những cơ quan quan trọng của trẻ. Chúng tham gia nhiều vào các hoạt động hàng ngày và phản ánh tình trạng sức khỏe hiện tại của bé. Thật phiền toái khi da xung quanh vùng móng tay của trẻ bị xước ra thành từng sợi và có thể gây xước ra chảy máu nếu vô tình cắn vào. Hiện tượng này gọi là trẻ bị xước móng rô. Liệu trẻ bị xước măng rô có nguy hiểm không và nên phòng tránh bệnh xước măng rô ở trẻ như thế nào, mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Trẻ bị xước măng rô là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Tay bé bị xước măng rô là tình trạng da ở vùng quanh móng tay của bé bị bong ra, xước thành từng sợi gọi là xước măng rô hay xước móng rô. Nếu bé vô tình cắn vào, da bị xước có thể khiến bé đau đớn, khó chịu và chảy máu.

Xước móng rô có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, từ trẻ sơ sinh cho tới người trưởng thành. Tình trạng này phổ biến trong điều kiện thời tiết hanh khô, da dễ bong tróc.

Trẻ bị xước móng rô có nguy hiểm không?

Xước măng rô ở trẻ em rất dễ xử lý và không quá nguy hiểm nếu mẹ biết cách điều trị sớm. Tuy nhiên với trẻ hay bị xước măng rô, bé bị xước măng rô nhiều, mẹ cũng nên đặc biệt lưu ý vì tình trạng này có thể đang cảnh báo những vấn đề sức khỏe của trẻ như thiếu máu, thiếu chất, nếu kéo dài sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là xước măng rô ở trẻ sơ sinh. Theo các bác sĩ, với một số trẻ sơ sinh, ví dụ bé 6 tháng bị xước măng rô, trẻ 7 tháng bị xước măng rô rất có thể là thiếu máu dinh dưỡng hoặc thiếu sắt.

Trẻ bị xước măng rô có nguy hiểm không? Cách xử lý xước măng rô ở trẻ
Trẻ bị xước móng rô có nguy hiểm không?

2. Trẻ bị xước măng rô là thiếu chất gì?

Như đã liệt kê ở trên, bé bị xước măng rô ở tay chủ yếu là do thiếu chất. Theo các bác sĩ, thiếu Vitamin C, Acid Folic, Kẽm, Sắt là những nguyên nhân hàng đầu gây ra xước măng xô không chỉ ở trẻ em mà còn với cả người lớn.

  • Thiếu Vitamin C: Vitamin C được coi là “vitamin đề kháng của cơ thể”. Trẻ bị thiếu vitamin C có thể khiến hệ miễn dịch của cơ thể yếu đi, sức đề kháng giảm dễ dẫn tới kém ăn, thấp còi và dễ mắc bệnh vặt. Đặc biệt, thiếu vitamin C khiến làn da dễ bị khô, bong tróc, gây ra xước măng rô.
  • Acid Folic: là vi chất hỗ trợ cơ thể sản sinh và duy trì các tế bào mới, ngăn ngừa các yếu tố thay đổi cấu trúc DNA từ đó ngăn ngừa ung thư.
  • Kẽm: Kẽm cũng là một trong những dưỡng chất quan trọng với làn da và niêm mạc. Khi trẻ bị thiếu kẽm, dễ xuất hiện những đốm trắng trên móng tay của trẻ.
  • Sắt: Vi chất cần thiết cho cơ thể. Thiếu sắt cũng là một trong những nguyên nhân gây ra xước măng rô ở trẻ em.
Xem ngay:  Tổng hợp cách chăm sóc trẻ sơ sinh cho mẹ lần đầu "lên chức"

3. Cách xử lý đơn giản, hiệu quả xước măng rô ở trẻ

Để xử lý xước măng rô ở trẻ, mẹ nên rửa sạch tay của bé rồi ngâm trong nước ấm để phần da bị xước mềm ra. Dùng bấm móng tay để cắt bỏ những phần da thừa rồi lau khô tay cho bé. Thường xuyên rửa tay cho bé với nước rửa tay dịu nhẹ và dưỡng ẩm cho da bé, nhất là vào mùa hanh khô.

4. Phòng tránh bé bị xước măng rô

4.1. Cho trẻ ăn nhiều rau, củ quả chứa nhiều vitamin

Trẻ bị xước măng xô chủ yếu là do thiếu chất. Do đó, mẹ nên bổ sung vitamin cho trẻ bằng các loại rau, củ quả trong bữa ăn hàng ngày. Các loại rau như cải bó xôi, ớt chuông, các loại quả như cam, chanh, chuối thường chứa rất nhiều vitamin C, acid Folic, kẽm và những dưỡng chất quan trọng khác cho bé. Ngoài ra, các thực phẩm giàu acid folic khác mẹ cũng nên bổ sung cho bé như thịt, cá, trứng, sữa. Đa dạng các thực phẩm cho bé để tăng cường đề kháng và miễn dịch cho trẻ.

Cho trẻ ăn nhiều rau, củ quả chứa nhiều vitamin là cách phòng tránh bé bị xước măng rô hiệu quả

4.2. Vệ sinh tay sạch sẽ cho trẻ

Nên rửa tay cho trẻ sạch sẽ để tránh vi khuẩn bám vào, đặc biệt trong thời điểm Covid như hiện nay. Với trẻ sơ sinh, mẹ nên rửa tay cho bé để lau bỏ mồ hôi, bụi bẩn. Với trẻ lớn hơn, hãy dạy trẻ cách tự vệ sinh tay trước và sau bữa ăn, sau khi chơi đồ chơi. Lưu ý: các loại nước rửa tay cho bé nên dịu nhẹ, chứa ít chất tẩy rửa mạnh, lành tính với da tay của bé.

Xem ngay:  Bé không chịu bú mẹ: Nguyên nhân và hướng dẫn mẹ cách xử lý

4.3. Dưỡng ẩm cho da tay bé

Da bé bị khô cũng là nguyên nhân dễ bị bong tróc, xước da. Thường xuyên dưỡng ẩm cho da tay, giúp da tay bé mịn màng cũng là cách phòng tránh hiệu quả bé bị xước măng rô ở tay. Nên lựa chọn kem dưỡng chuyên dùng cho em bé với các thành phần thiên nhiên, an toàn, lành tính với làn da nhạy cảm của bé, chẳng hạn như kem dưỡng ẩm Nhật Bản To-Plan.

4.4. Bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho bé Wellbaby

Ngoài bổ sung các vitamin và dưỡng chất cho bé qua dinh dưỡng, mẹ có thể bổ sung vitamin tổng hợp Wellbaby Multivitamin Liquid với 14 loại vitamin cần thiết giúp bé nâng cao sức đề kháng và phát triển toàn diện. Wellbaby được sản xuất bởi thương hiệu Dược phẩm danh tiếng Vitabiotics của Anh quốc, với quy trình kiểm định nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn Châu Âu.

Wellbaby - Vitamin Tổng Hợp Cho Bé Chính Hãng Của Anh, 6 tháng - 4 tuổi

Wellbaby Multivitamin Liquid bổ sung tới 14 loại vitamin thiết yếu cho bé gồm có vitamin A, B1, B3, B6, B12, C, D3, E, Axit folic, Axit Pantothenic, đồng, kẽm, sắt, mạch nha…với chiết xuất mạch nha dễ uống, không chất tạo ngọt, màu nhân tạo vv…Sản phẩm được các mẹ ở nhiều quốc gia châu Âu, châu Á ưa chuộng và tin dùng. Sản phẩm phù hợp sử dụng cho trẻ sơ sinh (từ 6 tháng tuổi) đến 4 tuổi.

Hi vọng bài viết trên đã giúp mẹ có những thông tin hữu ích khi trẻ bị xước măng rô cũng như những cách xử lý hiệu quả, kịp thời. Nếu có bất kỳ thông tin nào cần giải đáp liên quan tới xước măng rô ở trẻ, vui lòng liên hệ tới Dược sĩ Omi Pharma theo số điện thoại 08 6868 0303 hoặc email [email protected].

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *