Nhịp tim trung bình của trẻ em là bao nhiêu? Hướng dẫn ba mẹ đo nhịp tim trẻ em chính xác

nhịp tim trung bình của em bé

1Nhịp tim trung bình của trẻ em theo độ tuổi

Trên thực tế, nhịp tim của trẻ em theo độ tuổi được coi là ổn định và bình thường sẽ nằm trong khoảng từ 40 – 180 nhịp/phút. Nhịp tim phụ thuộc rất lớn vào trọng lượng cơ thể, tuổi tác, trạng thái hoạt động và giới tính. Nhìn chung, trẻ càng lớn, số lần tim đập trong 1 phút càng giảm đi.

Độ tuổi Nhịp tim trung bình của trẻ em

khi nghỉ ngơi (nhịp/phút)

Nhịp tim trung bình của trẻ em

khi bình thường (nhịp/phút)

0 – 3 tháng tuổi 143 `07 – 181
03 – 06 tháng tuổi 140 104 – 175
06 – 09 tháng tuổi 134 98 – 168
09 – 12 tháng tuổi 128 93 – 161
12 – 18 tháng tuổi 116 88 – 156
18 – 24 tháng tuổi 116 82 – 149
02 – 03 tuổi 110 76 – 142
03 – 04 tuổi 104 70 – 136
04 – 06 tuổi 98  65 – 131
06 – 08 tuổi 91 59 – 123
08 – 12 tuổi 84 52 – 115
12 – 15 tuổi 78 47 – 108
15 – 18 tuổi 73 43 – 104

Nhịp tim trung bình của trẻ em theo từng độ tuổi

Lưu ý: Bảng nhịp tim Đồ Bé Gái cung cấp phía trên chỉ mang tính chất tham khảo, tính tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có sự nhất quán trong việc tham chiếu đối với nhịp tim trẻ em theo độ tuổi.

Nhịp tim trẻ em bao nhiêu là bình thường? Nếu cảm thấy lo lắng về mạch đập của trẻ, tốt nhất, ba mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ nhi khoa.

Nhịp tim trung bình của trẻ em theo độ tuổi

Nhịp tim trung bình của trẻ em chính xác nhất khi đo lúc trẻ còn thức, không nô đùa

2Chỉ số nhịp tim, nhịp thở và huyết áp ở trẻ em

Bên cạnh chỉ số nhịp tim của trẻ em, ba mẹ cũng có thể tham khảo thêm nhịp thở, huyết áp theo từng độ tuổi để có thể quan sát tình trạng sức khỏe của bé một cách chính xác hơn:

Độ tuổi Nhịp thở của trẻ (hơi thở/phút)
Giới hạn nhịp thở dưới Khoảng nhịp thở thông thường Giới hạn nhịp thở trên
0 – 3 tháng tuổi 25 34 – 57 66
03 – 06 tháng tuổi 24 33 – 55 64
06 – 09 tháng tuổi 23 31 – 52 61
09 – 12 tháng tuổi 22 30 – 50 58
12 – 18 tháng tuổi 21 28 – 46 53
18 – 24 tháng tuổi 19 25 – 40 46
02 – 03 tuổi 18 22 – 34 38
03 – 04 tuổi 17 21 – 29 33
04 – 06 tuổi 17 20 – 27 29
06 – 08 tuổi 16 18 – 24 27
08 – 12 tuổi 14 16 – 22 25
12 – 15 tuổi 12 15 – 21 23
15 – 18 tuổi 11 13 – 19 22

Nhịp thở của trẻ em theo từng độ tuổi

Độ tuổi Huyết áp (mmHg)
Tâm thu (mức huyết áp cao nhất) Tâm trương (mức huyết áp thấp nhất)
Trẻ sơ sinh 75 – 100 50 – 70
0 – 5 tháng tuổi
6 – 12 tháng tuổi
01 – 03 tuổi 80 – 110 50 – 80
03 – 05 tuổi
06 – 10 tuổi 85 – 120 55 – 80
11- 14 tuổi
15 – 20 tuổi 95 – 140 60 – 90

Huyết áp của trẻ em theo từng độ tuổi

3Nguyên nhân tim trẻ đập nhanh

Sức đề kháng của trẻ nhỏ còn yếu nên rất dễ phản ứng với các tác nhân nguy hiểm bên ngoài môi trường. Chính vì vậy, hiện tượng tim đập nhanh ở trẻ phổ biến hơn ở người lớn cũng là điều dễ hiểu. Dưới đây là một số yếu tố khiến nhịp tim trung bình của trẻ em cao hơn bình thường:

  • Trẻ mắc các bệnh lý liên quan tới tim mạch: Phần lớn các trường hợp trẻ mắc các bệnh tim mạch đều xuất phát từ nguyên nhân bẩm sinh.
  • Các bệnh thườn gặp ở trẻ em liên quan đến tim mạch: Hẹp van tim, hở van tim, viêm cơ tim. Khi mắc một trong các tình trạng trên, cơ tim sẽ dày lên và bị suy yếu, từ đó khiến tim trẻ đập và co bóp nhanh hơn bình thường. Ngoài ra, trẻ bị cao huyết áp, đái tháo đường cũng có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn nhịp tim.
  • Dị ứng thuốc, uống thuốc không đúng liều lượng: Nhịp tim trung bình của trẻ em bị ứng với các thành phần của thuốc, uống thuốc không đúng liều lượng cũng sẽ cao hơn bình thường.
  • Ngộ độc thực phẩm ở trẻ gây nên tình trạng rối loạn điện giải, làm lượng oxy trong máu suy giảm đột ngột và khiến nhịp tim trung bình của trẻ em cao bất thường.
  • Vui đùa, hoạt động mạnh hay cảm xúc bị kích thích quá độ cũng có thể là nguyên nhân đẩy nhanh nhịp tim ở trẻ.
Nguyên nhân khiến nhịp tim trung bình của trẻ em tăng nhanh

Thay đổi cảm xúc cũng có thể khiến nhịp tim trung bình của trẻ em tăng cao bất thường

4Tim trẻ đập nhanh có bình thường không?

Thông thường, không phải lúc nào nhịp tim trung bình của trẻ em cũng ổn định mà sẽ có xu hướng tăng/giảm liên tục. Tim sẽ đập nhanh hơn khi trẻ vận động mạnh, vui mừng, buồn bã hay lo âu, do đó, ba mẹ không cần quá lo lắng.

Mặc dù vậy, nếu ba mẹ thấy nhịp tim của trẻ cao hơn bình thường ngay cả khi nghỉ ngơi, đây rất có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn nhịp tim. Trong trường hợp này, ba mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện nhi khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, hạn chế các biến chứng nguy hiểm không mong muốn.

5Làm sao biết nhịp tim của trẻ em đập nhanh?

Người lớn có thể dễ dàng nhận biết tim đập nhanh thông qua các cơn co thắt vùng ngực. Tuy nhiên, tình trạng này rất khó để có thể nhận biết ở trẻ nhỏ, nhất là đối với các bé dưới 1 tuổi. Nếu thấy trẻ xuất hiện các dấu hiệu sau đây, có thể nhịp tim trung bình của trẻ em đang không bình thường:

Đối với trẻ nhỏ

Với trẻ nhỏ, dấu hiệu nhịp tim nhanh sẽ không quá cụ thể tuy nhiên ba mẹ vẫn có thể để ý thấy da tái xanh, trẻ đổ mồ hôi trộm nhiều, thân nhiệt giảm nhanh chóng. Một số bé còn có hiện tượng quấy khóc, thở nhanh, cáu kỉnh hay nôn trớ,… Khi đặt tay lên ngực trẻ, ba mẹ có thể cảm nhận rõ tim trẻ đang đập mạnh và rung lên trong lồng ngực.

Đối với trẻ lớn

Khi lớn hơn, trẻ sẽ thường nói với ba mẹ rằng mình cảm thấy có những cơn đánh trống ngực, hồi hộp, khó thở đau ngực. Ngoài ra, tình trạng này cũng sẽ đi kèm với các biểu hiện như biếng ăn bệnh lý, da mặt nhợt nhạt và cảm giác lâng lâng.

6Cách đo nhịp tim trẻ em chính xác

Để xác định chính xác nhịp tim trung bình của trẻ em, ba mẹ có thể tham khảo 2 phương pháp sau:

Sử dụng máy

Ba mẹ lựa chọn không gian yên tĩnh, cho trẻ ngồi hoặc nằm một cách thoải mái. Tốt nhất, ba mẹ nên đo nhịp tim của trẻ khi trẻ bình tĩnh. Nếu trẻ vừa khóc, cười hoặc vừa chơi trò chơi vận động, ba mẹ nên để trẻ nghỉ ngơi khoảng 5 phút để nhịp tim ổn định thì mới tiến hành đo.

Đo thủ công

Khi đo nhịp tim trung bình của trẻ em bằng cách thủ công, ba mẹ hãy đặt ngón giữa và ngón trỏ lên mạch ở cổ tay, cổ hoặc nách trẻ rồi đếm số lần tim đập trong một phút (có thể sử dụng đồng hồ bấm giờ để kết quả đo mạch chính xác hơn).

7Cần làm gì khi nhịp tim trẻ đập nhanh?

Trên thực tế, tình trạng nhịp tim trung bình của trẻ em tăng cao đột ngột do phản ứng sinh lý của cơ thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân xuất phát từ các tình trạng bệnh lý, hiện tượng trên có thể kéo dài đến vài tiếng, thậm chí là vài ngày và xuất hiện một cách liên tục. Lúc này, ba mẹ có thể tham khảo một số biện pháp sau để ổn định nhịp đậm của trẻ:

  • Để trẻ nằm nghỉ ngơi và hướng dẫn trẻ thư giãn, hít thở sâu.
  • Thực hiện liệu pháp valsava bằng cách xoa xoang động mạch cảnh của trẻ.
  • Dùng nước lạnh, khăn mặt lạnh để rửa mặt và đắp vào gáy cho trẻ.
  • Cho trẻ sử dụng các loại thuốc chống rối loạn nhịp tim theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tiến hành đo nhịp tim cho trẻ theo định kỳ.
  • Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, thường xuyên bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm tốt cho tim mạch như sữa chua, ngũ cốc yến mạch,… đồng thời tránh xa các loại nước ngọt, đồ ăn nhiều dầu mỡ,…
  • Đưa trẻ tới các trung tâm y tế để khám sức khỏe định kỳ.
  • Thường xuyên vận động, tập thể dục.
Nhịp tim trung bình của trẻ em là bao nhiêu

Yến mạch nguyên chất cán dẹt Quaker 600g (dành cho trẻ từ 1 tuổi)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *