Cách tắm an toàn cho trẻ bị sốt xuất huyết

trẻ bị sốt xuất huyết có tắm được không

1Các giai đoạn của bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là căn bệnh khá phổ biến ở Việt Nam, lây truyền từ muỗi Aedes aegypti sang người do bị muỗi đốt. Biểu hiện của bệnh nhân khi bị sốt xuất huyết là: sốt cao, xuất hiện các đốm đỏ xuất huyết dưới da và tiểu cầu hạ khi thực hiện xét nghiệm máu.

Sốt xuất huyết ở trẻ em ngày nay đã không còn xa lạ. Khi mắc bệnh, câu hỏi được đặt ra nhiều nhất chính là “Sốt xuất huyết có tắm được không?”. Trước khi trả lời các câu hỏi trên, cần biết các giai đoạn của bệnh diễn ra như thế nào, từ đó đề ra phương án tắm gội phù hợp, cụ thể:

  • Giai đoạn 1 – Ủ bệnh

Virus gây bệnh – Dengue nhân dần lên tùy vào khả năng miễn dịch của trẻ. Khi đủ số lượng sẽ bắt đầu hình thành triệu chứng của bệnh.

  • Giai đoạn 2 – Sốt

Kéo dài 2 – 7 ngày, trẻ có thể bị sốt cao lên đến 39 – 40 độ C kèm theo các triệu chứng như: đau họng, buồn nôn, nhức đầu.

  • Giai đoạn 3 – Nguy hiểm 

Trẻ hầu như hết sốt ở giai đoạn này và các triệu chứng của sốt xuất huyết bắt đầu trở nặng hơn, điển hình là giảm tiểu cầu. Thời gian này, bệnh nhân có thể hạ sốt hoặc hết sốt.

  • Giai đoạn 4 – Hồi phục

Trẻ hoàn toàn hết sốt và sức khỏe trở nên tốt hơn. Khi xét nghiệm, tiểu cầu tăng lên và trở về trạng thái bình thường.

Sốt xuất huyết có tắm được không do muỗi Aedes aegypti gây ra

Sốt xuất huyết do muỗi Aedes aegypti gây ra

2Trẻ sốt xuất huyết có tắm được không? 

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, trẻ bị sốt xuất huyết vẫn có thể tắm được nhưng cần đảm bảo các yếu tố sau

  • Sốt xuất huyết nhẹ (sốt không quá cao): tắm với nước ấm và không được ngâm người trong nước lâu. Tuyệt đối không được tắm nước lạnh cho trẻ bị sốt xuất huyết.
  • Có thể gội đầu: nhưng cần gội thật nhanh và sấy khô tóc. Và không để tóc ẩm làm cơ thể bị lạnh khiến bệnh tình trở nặng hơn.
  • Khi sốt xuất huyết bị giảm tiểu cầu: tốt nhất là chỉ lau người bằng khăn ấm. Nếu tắm thì tắm nhẹ nhàng và không kỳ cọ cơ thể mạnh.

Như vậy, “trẻ sốt xuất huyết có tắm được không?” đã có câu trả lời. Đôi khi, vì lo lắng nên không dám cho con tắm hoặc chỉ chọn cách lau người bằng nước ấm. Nhưng giờ đây ba mẹ có thể yên tâm khi tắm cho con dựa theo những yêu cầu trên rồi nhé.

Tuy nhiên, khi sốt xuất huyết nặng hơn, các triệu chứng giảm tiểu cầu, tăng tính thấm ở thành mạch gây xuất huyết ở nhiều mức độ khác nhau:

  • Xuất huyết màu đỏ ở dưới da hoặc bị bầm tím.
  • Bé bị chảy máu cam, chảy máu chân răng.
  • Tình trạng xuất huyết dưới da thường xuất hiện ở mặt trong cánh tay, bụng hay đùi và ở mặt trước cẳng chân.
Xem ngay:  10 Mẹo Chọn Đồ Chơi Cho Trẻ Chậm Nói

Sốt xuất huyết bị giảm tiểu cầu cần hạn chế tắm gội là vì tắm gội sẽ khiến thành mạch máu giãn ra, làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Một số trường hợp bắt buộc người bị sốt xuất huyết phải tắm thì nên tắm bằng nước ấm và tuyệt đối không tắm bằng nước lạnh. Vì nước lạnh sẽ làm mạch ngoài da bị co lại, mạch nội tạng giãn ra dẫn đến tăng nguy cơ tử vong lên rất cao.

Tóm lại, tùy thuộc vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà trẻ sốt xuất huyết có thể tắm hoặc không. Cẩn thận nhất thì vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ tắm gội.

3Hướng dẫn mẹ cách tắm cho trẻ bị sốt xuất huyết 

Thông thường trẻ bị sốt xuất huyết có thể kéo dài từ 7 – 10 ngày. Do đó, trẻ dễ bị bí bách, dễ bị hăm, khó chịu hay thậm chí là cản trở quá trình tiết mồ hôi làm bệnh tình trở nên nặng hơn, nếu không tắm gội thường xuyên. 

Mẹ cần đảm bảo các nguyên tắc tắm cho trẻ sốt xuất huyết để đảm bảo an toàn, cụ thể:

  • Bước 1: Đo nhiệt độ cơ thể trước khi tắm

Dùng nhiệt kế đo thân nhiệt của trẻ nếu không quá cao (39 – 40 độ C) thì có thể tắm được.

  • Bước 2: Chuẩn bị trước khi tắm

Chuẩn bị nước ấm nóng để tắm cao hơn nhiệt độ cơ thể trẻ khoảng 2 độ C. Phòng tắm phải được đóng kín, không để gió lùa vào để tránh cảm lạnh.

  • Bước 3: Tắm cho trẻ

Gội đầu thật nhanh rồi dùng khăn tắm lau khô mặt, cổ, tóc và gáy. Sau đó, cho trẻ ngồi vào bồn hoặc chậu, dùng vòi hoa sen để tắm cho trẻ với nước ấm đã chuẩn bị ở bước 1. 

Trường hợp không có vòi hoa sen, có thể dùng gáo dội nước lên người trẻ nhưng cần nhẹ nhàng và từ tốn.

  • Bước 4: Sau khi tắm xong

Mẹ nên dội nước ấm lên người trẻ lần cuối để loại bỏ hết bọt sữa tắm. Cuối cùng là dùng khăn choàng lớn quấn quanh người trẻ, lau khô nước và mặc quần áo cho trẻ.

Sốt xuất huyết có tắm được không

Sữa tắm gội cho bé Cetaphil Baby with organic Calendula chiết xuất hoa cúc 400 ml

4Một số sai lầm khi chăm sóc trẻ sốt xuất huyết 

Chủ quan, không đi khám 

Nhiều ba mẹ chủ quan và không cho trẻ đi khám khi thấy các triệu chứng sốt xuất huyết còn khá nhẹ. Tuy nhiên, đây là một sai lầm khá nghiêm trọng có thể làm trẻ lâu khỏi bệnh bên cạnh việc tắm cho trẻ khi không biết “Trẻ sốt xuất huyết có tắm được không?”.

Dù tình trạng bệnh có đang như thế nào, nhưng khi thấy có dấu hiệu của sốt xuất huyết, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức để được bác sĩ chẩn đoán và có phương án theo dõi, điều trị bệnh hiệu quả. Đồng thời hướng dẫn ba mẹ cách chăm sóc trẻ an toàn nhất nhất nhà.

Khi tình trạng bệnh có dấu hiệu nặng hơn mà không được phát hiện và xử lý kịp thời, trẻ có thể bị tổn thương não, xuất huyết nội tạng mà nặng nhất là đe dọa đến tính mạng. 

Xem ngay:  Để có nguồn sữa mát lành cho con, mẹ cho con bú nên ăn và kiêng gì?

Hết sốt là hết bệnh

Khi hết sốt chính là lúc bệnh tình đang chuyển biến nặng hơn vì tiểu cầu bị giảm gây ra tình trạng xuất huyết dưới da, chứ không phải là hết bệnh như nhiều người hay nghĩ. 

Vì vậy, hết sốt là thời điểm ba mẹ cần chăm sóc trẻ cẩn thận hơn, theo dõi từng thay đổi dù là nhỏ nhất trên cơ thể trẻ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Sốt xuất huyết chỉ bị 1 lần

Virus Dengue là nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em và người lớn. Virus này có 4 chủng là: Den-1, Den-2, Den-3 và Den-4. Do đó, khi mắc sốt xuất huyết lần đầu với chủng Den-1, thì trẻ vẫn có thể mắc bệnh với 3 chủng còn lại ở những lần tiếp theo.

Chính vì thế, ba mẹ không được chủ quan khi trẻ mới mắc sốt xuất huyết 1 lần. Sau khi khỏi bệnh lần đầu, vẫn cần được theo dõi và phát hiện kịp thời dấu hiệu của sốt xuất huyết để được điều trị.

5Lưu ý khi chăm sóc trẻ mắc sốt xuất huyết

Ngoài lưu ý quan trọng nhất là trẻ sốt xuất huyết có tắm được không? đã được giải đáp ở phần 2, thì vẫn còn một số lưu ý khác khi chăm sóc trẻ mắc sốt xuất huyết mà ba mẹ cần chú ý sau đây:

  • Trẻ nên được nghỉ ngơi trên giường. Nếu có dấu hiệu chóng mặt hay quá mệt thì không được để trẻ đi và chơi một mình vì có thể bị ngã.
  • Bổ sung đầy đủ chất điện giải: khi sốt, cơ thể trẻ bị mất nhiều nước nên cần được bổ sung điện giải qua các thực phẩm như: nước dừa, nước cam,… Đặc biệt là cho trẻ uống đủ nước lọc mỗi ngày.
  • Sử dụng paracetamol để hạ sốt

Đối với trẻ sốt nhẹ có thể dùng khăn ấm đắp lên vùng nách, bẹn, trán hoặc lau người giúp hạ sốt. Nếu sốt cao (38,5 độ trở lên) ba mẹ có thể dùng paracetamol theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo dùng đúng liều lượng theo cân nặng và thể trạng của trẻ.

Lưu ý mỗi lần uống paracetamol cần cách nhau 4 – 6 tiếng. Tránh sử dụng thuốc có thể làm tình trạng xuất huyết nặng thêm như: aspirin, ibuprofen,…

  • Cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ

Trẻ mắc sốt xuất huyết cần được chăm sóc với chế độ ăn hợp lý, đầy đủ các nhóm dưỡng chất, đặc biệt là tinh bột để nạp thêm năng lượng cho cơ thể.

Nên chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để trẻ không bị chán ăn, đồng thời giúp quá trình tiêu hóa được dễ dàng hơn. Ba mẹ nên cho trẻ ăn những món mềm, dạng lỏng như: cháo, món hầm,… để dễ nuốt.

  • Theo dõi các triệu chứng của bệnh thường xuyên, để nếu bệnh có diễn biến nặng hơn thì đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời.
  • Nhớ tắm bằng nước ấm, tắm nhanh, không kỳ cọ mạnh và lau người thật khô sau khi tắm.
  • Đưa trẻ đi tái khám đúng lịch hẹn từ bác sĩ cho dù trẻ đã hết sốt.
  • Sau khi khỏi bệnh, trẻ vẫn cần được ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ. Cung cấp đủ vitamin và khoáng chất để cơ thể nhanh phục hồi và khỏe mạnh bình thường trở lại.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *